Mộng Kinh Sư
(By Phan Du) Read EbookSize | 26 MB (26,085 KB) |
---|---|
Format | |
Downloaded | 654 times |
Last checked | 13 Hour ago! |
Author | Phan Du |
"Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân." - Chỉ một lời điểm chỉ của Trạng Trình đã biến Nguyễn Hoàng đang hoang mang như “chó nhà có tang” thành Chân chủ một phương, vạch đôi sơn hà.
Ngôi cổ tự linh thiêng mang tên Linh Mụ đã gắn liền với chín chúa mười ba vua nhà Nguyễn như thế nào? Truyền thuyết về Trích tiên của xứ này không phải ai cũng biết!
"Bắc Tuyên phi, Nam Tống thị" - Đặng Thị Huệ dùng nhan sắc khuynh đảo Phủ chúa Đàng Ngoài như thế nào, thì nàng Tống thị Đàng Trong với tuyệt chiêu "vòng kết trăm hoa" hút hồn nam nhân từ nam chí bắc. Hai bên kẻ hô người ứng, nhất tiếu khuynh thành, tái tiếu khuynh quốc, gây nên bao nỗi đoạn trường ra sao?
Quyền thần Trương Phúc Loan để sổng một Giáo Hiến, mà di lại cái họa Tây Sơn; Quận công Hoàng Ngũ Phúc bỏ sót Hoàng tôn Dương, nên Gia Long có cơ quật khởi. Bánh xe lịch sử xoay vòng lặp lại thế nào?
Mộng Kinh Sư sẽ đem lại cho độc giả câu trả lời đầy đủ! Gói gọn trong hơn 200 trang sách, Mộng Kinh Sư tái hiện những bước hưng vong thăng trầm của dòng họ Nguyễn ở Đàng Trong qua các đời chúa, mỗi chúa với những đặc điểm và công trạng riêng; song song với quá trình hình thành và phát triển của ngôi chùa Thiên Mụ (Linh Mụ) được cho xây cất bởi Nguyễn Hoàng. Tác phẩm ngoài giá trị khảo cứu còn có giá trị lớn về mặt văn học. Một tác phẩm mà những người đam mê lịch sử, những bạn yêu thích tiểu thuyết, những tín đồ của tò mò chủ nghĩa sẽ không thể bỏ qua!
Trích đoạn
Tất cả đều đã trở thành mộng ảo. Tất cả đều chỉ là mộng. Tất cả những thành quả lớn lao mà con người thu đạt được vì lòng tham dục, hiếu thắng, dù hùng vĩ, kiên cố đến đâu, cũng thoát lọt qua mười ngón tay ham hố như nước xuyên qua mặt lưới, như gió lọt song sa. Kể cả cái nghiệp bá trải qua chín đời chân chủ. Và mười năm trên ngôi cao, hay cả cái tuổi hai trăm năm của một đại nghiệp, cũng chỉ là một khoảng thời gian ngắn ngủi, một khoảnh khắc, chưa đủ để nung một nồi kê vàng cho chín...”